Thói đời luôn tồn tại nhiều bất cập đang hiện hữu.
Bạn bè, anh em? Chữ "bè" cất lên thì dễ chứ chữ "bạn" khó lắm! Chừng đó thôi cũng đủ để dừng lại mà chiêm ngưỡng, quá đủ cho những gì đã qua! Ngay cả bản thân còn chẳng nhận ra thì "bạn" với "bè" cũng chẳng nghĩa lý gì cả. Chẳng có ai sống đúng chữ "bạn" thì cớ gì mình phải cứ khư khư chữ "bạn". Tự nhắc với bản thânlà thôi vậy. Chừng đó đã đủ rồi, nên nhìn lại và chiêm nghiệm những gì đã trôi dạt trong thời gian qua để tìm lại cái gì còn đọng lại...
"Nói xấu người vắng mặt là 1 trong những thói quen của rất nhiều người, đàn bà cũng như đàn ông... Ai chưa từng nói xấu, ai chưa từng nói lén người khác, ai chưa từng nghe những lời không hay từ 1 kẻ xa lạ về cái mà bản thân được biết? ...
Đấy là việc bình thường trong cái xã hội phức tạp này.
Trong đời sống này, đôi khi nó vội vàng xảy ra khi bạn bỗng quay lưng đi, có khi đó là người bạn cực kỳ tin tưởng, đó là người bạn rất tôn trọng...hay đó cũng chính là người bạn thương yêu....mọi việc đều có thể xảy ra.
Ai cũng muốn nghe chuyện xấu của người khác vì theo tâm lý là vậy, người ta thì thiên hạ thích nghe, thích biết những điều tiêu cực, xấu xa của người khác hơn là muốn nghe, muốn biết những thành công, may mắn hay sự sung sướng của người ta. Bản thân càng kín đáo, càng giấu giếm chuyện riêng tư bao nhiêu thì thiên hạ càng cố gắng đào móc để tìm hiểu bấy nhiêu....thế nên mới có đất tồn tại cho mấy tờ báo lá cải.
Nói xấu sau lưng người khác sướng gì đâu :)) Ai cũng biết làm như vậy là không tốt, không nên làm nhưng ngứa miệng quá, dằng lại không được. Nói ra đã lắm, cho đã cái bụng và cảm thấy sướng gì đâu. Đồng thời mình muốn chứng tỏ cho thiên hạ biết là mình đâu phải thuộc loại người khờ dại, ngốc ngếch đâu. Trong các cuộc vui chơi gặp gỡ, đôi khi chúng ta thường được nghe những điều lạ của người vắng mặt ... đó ko ngoại trừ những quan chức cấp cao hay thường dân. Nó sẽ tạo ra 1 mối quan hệ xã hội giữa người nói và người nghe... hơn là chia sẽ những điều tốt đẹp với người khác... và họ sẽ có cảm giác gần gũi nhau hơn khi họ cùng nói chuyện xấu về 1 người thứ 3 nào đó...vì đó là dĩ nhiên rồi :))
"Kể cả các sư thầy trong chùa và các cha cố trong nhà thờ cũng không thoát khỏi vấn nạn bị tín đồ nói lén thế nầy thế nọ. Không có lửa sao có khói?"
Hay "Ở Châu Âu có câu đố vui. Đố bạn hai bà kia đang to nhỏ chuyện gì vậy? Câu trả lời là họ đang nói lén người thứ ba vắng mặt đó. Hình như câu trả lời nầy có tính kỳ thị người phụ nữ phải không bạn?"
Tuy nhiên không phải ai cũng đều lẻo mép, ko phải ai cũng thích nge chuyện xấu của người khác, vấn đề này cũng tùy thuộc vào bản tính của mỗi người thôi.
Kẻ xấu thường bị xã hội coi thường nhưng thực tế thì ngược lại, nó mang 1 vẻ thành thật, người nói xấu muốn chứng tỏ cho người nghe là mình tin cậy vào lời nói đó. Cảm phục trước hành động này, người nghe sẵn sàng đem chia sẽ những điều bí mật mà người đó cũng đã biết. Làm như vậy là cách nói ra cho người khác nghe về những điều tiêu cực, những vịệc không mấy tốt đẹp của 1 người thứ 3, nhưng người mách lẻo cho rằng tin nầy có căn cứ. Những lời đồn đại như thế giúp cho người loan tin có được cảm giác an tâm về những lời nói đó.
Với những câu chuyên được thêu dệt nêm đều có ngụ ý " Tôi kể cho bạn nghe chuyện đó vì tôi ko phải là loại người như thế và cũng tại vì tôi biết các bạn cũng không phải như vậy" ....vì sao? Có lẽ 1 chút gì đó của lòng tự trọng của họ đã được đụng chạm...và dẫn đến họ chẳng dám tự khẳng định những điều nói ra. Trong những cuộc giải trí giao lưu, những lời nói, những điều làm người ta suy nghĩ sẽ khiến cho tâm trạng bất an, khó chịu, muốn giải tỏa với 1 vài người nào đó cần biết ... từ đó tạo nên sự giận giữ. Nếu họ nhìn nhận đã sự thù địch với kẻ thứ 3 kia thì chẳng khác nào tự nhận mình mình yếu hèn hay sao? Người đời có câu "tức giận là vũ khí của kẻ yếu hèn" - bản thân tôi cũng tự nhận lấy mình đôi lúc đã phải đối đầu với chính cái tệ bạc ...chả đáng để ngẩn cao đầu... thế nên bởi tất cả các suy nghĩ trái chiều đan xen vào nhau ko thể ko buộc phải suy nghĩ và nhìn lại và lựa chọn.
Vì vậy, từ vô thức họ đâm mũi dao vào người khác, đặc biệt là vào những người được coi là gai mắt trong họ, những người thành công hơn và may mắn hơn họ. "Thằng đó có tài nghệ gì đâu, có 1 chút đó chứ làm được gì... Chức giám đốc của nó chẳng qua là do chạy chọt đút lót, nhờ phe đảng, nhờ quen lớn mà thôi…" cố gắn gán cho người khác cái mác của chính mình mà mình từ chối không chấp nhận hay bản thân ý thức rằng không thể nào nhận biết được điều đó.
Mấy hôm trước vô tình xem trên truyền hình chương trình giao lưu về chủ đề tâm lý, họ có tranh luận về sự ganh tỵ và đố kỵ của nhân viên nói riêng và con người nói chung
Và hầu như các thói xấu đều có xu hướng đem lại cho người ta cảm giác sung sướng. Dục vọng, ham quyền lực, được voi đòi tiên, xem bản thân là trung tâm đưa ra quyết định... có khả năng làm thay đổi suy nghĩ con người đến nỗi chúng ta không nhận ra. Thậm chí, ko ít người biết mình có thói xấu như vậy nhưng họ vẫn chẳng đủ sức vượt qua.
Giữa những điều xấu có thể phá nát tâm hồn người ta, có 1 thói xấu rất phổ biến và vô cùng phức tạp và nhiều khi nó làm người ta ngỡ đó là một... đức tính đố kỵ. Họ nghĩ đó chỉ là sự ganh đua thuần tuý mới giúp mọi người ngày 1 tiến bộ hơn. Thế nhưng, suy cho cùng thì điều này chỉ đúng khi người ấy biết sử dụng tính đố kỵ đúng chỗ thôi
Các nhà tâm lý cũng vẽ lại con đường của sự đố kỵ và thấy nó tương tự như con đường của nhỏ nhen, tầm thường, một kiểu cảm giác giống như "thõa mãn trên nỗi đau của người khác". Đó là lúc người ta cảm thấy thật sự thoả mãn khi kẻ họ ganh ghét rơi tõm xuống hố sâu đau khổ, thất bại ê chề.
Tuy nhiên, ta đố kỵ với những ai có cuộc sống giống mình nhất: giới tính, độ tuổi, tầng lớp và nghề nghiệp.
"Thợ gốm ganh tỵ thợ gốm" - Nếu câu nói của nhà Triết học Hy Lạp - Aristotle cách đây cả hàng ngàn năm thì xem ra bây giờ vẫn mãi là ý nghĩa thực của nó. Đố kỵ có những đặc trưng riêng, đó là dai dẳng, đó là phổ biến ở tất cả mọi người. Người ta thường đố kỵ với người có vị trí cao hơn mình đồng thời cảm thấy hổ thẹn vì sự thua kém. Bởi chính vì ko chịu đựng được cảm giác hổ thẹn đấy, thấy mình đang thua kém mà không dám đối diện với sự thật, chọn cách trốn chạy, tìm cách phủ nhận, hay diễn 1 vở kịch để mang tiếng đời .... ra vẻ hơn người để tự đưa mình lên cao hay chơi bẩn đâm thọt sau lưng kẻ mình ganh ghét.
Tính đố kỵ, ganh ghét đã có từ thời xưa. Từ trong “Tam quốc diễn nghĩa” cũng đã nói nên 1 phần sự gánh ghét, chẳng khác gì so với thời bây giờ "Chu Du vì ghen tức Gia.C.Lượng có tài trí hơn mình mà đã bao lần quyết tâm hãm hại mà ko thành, cuối cùng vì uất hận mà hộc máu mồm chết.
Các mối quan hệ giữa người với người, tình bằng hữu vốn có trước đây bỗng chốc vì sự so đo tính toán mà tan biết, rạn nứt, sức mạnh đoàn kết hay không đồng nhất ý tưởng...và việc hợp tác của tập thể sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa nó càng làm cho người ta mất đi cái nhìn đa chiều về 1 con người. Nếu trong 1 tập thể nào đó, chỉ cần xuất hiện 1 khuất mắc không thể giải thích hay cố tính làm sai lệch đi thông tin thì nội bộ sẽ có nhiều cái nhìn khác nhau, nội bộ sẽ lủng cũng ngay dẫn đến tính đoàn kết sẽ ko còn nữa, mọi người sẽ tìm kiếm nguyên nhân vì sao? Và 1 khi mỗi người đã tìm được lý do nào đó, dù trực tiếp hay gián tiếp thì sẽ khiến cho lòng tin bỗng nhiên phải cần nhìn lại ........không thoải mái, chân tình với nhau thì được chẳng còn là tập thể đồng nhất nữa.
Một ngạn ngữ hay có nói "If you can’t say something nice, don’t say anything at all ! - "Nếu bạn ko thể nói ra những điều tốt đẹp thì tốt hơn đừng nên nói gì hết.
ThinhDNT - 01/5/2014